2 Lưu Ý Quan Trọng Trước Khi Xây Dựng Nhà Xưởng May Công Nghiệp
Chào bạn ! Chắc bạn đang có kế hoạch xây dựng nhà xưởng may công nghiệp. Chúc mừng bạn về mô hình kinh doanh này nhé. May mặc là 1 trong những ngành mũi nhọn của nước ta. Việt Nam đã ký hiệp định TTP đã mở tan cánh cửa cho nghề may mặc. Nhưng để xây dựng nhà xưởng may công nghiệp phù hợp đầy đủ công năng, vận hành đến thẩm mỹ phục vụ tốt cho công việc sản xuất đó luôn là bài toán hóc búa.
Chính vì điều này hôm nay Quang xin chia sẻ 2 lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình nhé ?
1. Bạn Cần Có Bảng Kế Hoạch Sử Dụng Công Năng.
Đối với công trình xây dựng nhà xưởng may công nghiệp, Bạn nên ngồi lại cùng đội ngũ của mình lập ra bảng sử dụng công năng càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt nhé. Trong bản kế hoạch sử dụng công bạn hãy lần lượt những câu hỏi sau: Số lượng công nhân, nhân viên bao nhiêu người ? Máy móc : Kích thước, số lượng, trọng lượng bao nhiêu ? Đặt văn phòng điều hành, quản lý tại chỗ vị trí nào ? Diện tích nhà kho chứa hàng bao nhiêu m2 ? Diện tích mỗi vị trí sản xuất bao nhiêu m2 ? Nhà vệ sinh, phòng thay đồ đặt vị trí nào?…
.Khi bạn đã có bảng kế hoạch công năng sử dụng thì bạn cung cấp cho đơn vị xây dựng nhà xưởng. Đơn vị này sẽ dựa vào số liệu, thông số của bạn cung cấp sẽ tính toán, thiết kế cho công trình đảm bảo chất lượng, đầy đủ công năng sử dụng.
2. Cách bố trí mặt bằng sản xuất xưởng may.
Để cho quá trình sản xuất của bạn diễn ra nhịp nhàng giữa các công đoạn, các khâu. Trước khi xây dựng nhà xưởng may công nghiệp bạn cần làm việc cụ thể với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế để lên những phương án tốt nhất cho mặt bằng bố trí sản xuất.
Nguyên tắc bố trí mặt bằng xưởng may theo các tiêu chứ sau:
– Bố trí đường đi bán thành phẩm ngắn nhất, để thời gian sản phẩm ra chuyền nhanh nhất
– Mặt bằng tốn ít diện tích, tiết kiệm máy móc và công nhân.
– Thiết kế mặt bằng dựa theo qui trình công nghệ, các vị trí làm việc được bố trí hợp lý, đảm bảo tổ chức sản xuất tốt nhất
– Chú ý xưởng may phải rộng, thoáng đạt, chiếu sáng tốt, vận chuyển thuận lợi
– Các vị trí sản xuất không quá xa nhau. Bố trí thêm các bàn để bán thành phẩm, bàn để sản phẩm, bàn kiểm tra…trong sơ đồ mặt bằng dây chuyền.
– Mỗi vị trí có ký hiệu riêng và được đánh số thứ tự theo bảng quy trình may. Có ghi chú ký hiệu ở cuối góc bảng vẽ, có số lượng máy, số công nhân
– Mặt bằng thiết kế cần bố trí thêm diện tích để máy dự trữ khi thay đổi mã hàng mới
– Từ bản vẽ thiết kế mặt bằng mới cần kiểm tra kỹ rồi mới triển khai lắp đặt thiết bị máy móc.
Với những thông tin cụ thể của chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích trước khi xây dựng nhà xưởng may công nghiệm cho mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm.
Mời bạn xem thêm các bài viết chia sẻ của mình cùng chủ đề
+ Lưu ý Quan Trọng Khi Xây Dựng Nhà Xưởng Chế Biến Thực Phẩm | Bài 10
+ 5 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Xây Dựng Nhà Xưởng ? | Bài 17
+ 5 Mẫu Nhà Xưởng Phổ Biến Hiện Nay | Bài 20
+++++++++
Phòng dự án Công ty Kinghouse